Blog Phong cách Sống
- Chí Lực Group
- 0 Comment
- 2.556 views
Phòng bếp là không gian quan trọng trong thiết kế kiến trúc của ngôi nhà bởi đây là nơi các chị em nội trợ trổ tài, đem đến những bữa cơm sum vầy. Việc bố trí, sắp xếp nội thất phòng bếp cần đảm bảo sự tiện nghi, ấm cúng để mang đến không gian nấu nướng lý tưởng và tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà. Cùng Chí Lực Group tham khảo ngay một số mẫu thiết kế nội thất nhà bếp đẹp, hiện đại, sang trọng trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Lợi ích của thiết kế nội thất nhà bếp
Thiết kế nội thất nhà bếp là một chuỗi công việc bao gồm phân chia các khu vực trong cho đến bố trí đồ đạc thiết bị và sử dụng kết hợp giữa mầu sắc, ánh sáng nhằm trang trí cho không gian phòng bếp trở nên thẩm mỹ hài hòa và đảm bảo đầy đủ công năng sử dụng. Dưới đây là một số lợi ích của việc thiết kế nội thất cho phòng bếp:
- Tối ưu hóa không gian cho nhà bếp: Nhà bếp được ví như trái tim là trung tâm của ngôi nhà đây là nơi để tụ họp các thành viên trong gia đình. Khi thiết kế nội thất cho căn bếp sẽ giúp bạn cải thiện được chức năng tổng thể, tối ưu được không gian sinh hoạt, góp phần giúp phòng bếp của bạn trở nên thông thoáng, gọn gàng và đầy đủ tiện nghi. Một căn bếp có thiết kế tốt sẽ giúp các chị em nội trở cảm thấy hứng thú trong công việc nấu nướng và dọn dẹp.
- Thuận tiện sinh hoạt và tăng tính thẩm mỹ: Khu vực nhà bếp không chỉ là nơi nấu ăn đơn thuần, việc trang trí, sắp xếp cho phòng bếp khoa học và thẩm mỹ mang tới không gian sinh hoạt chung của gia đình trở nên ấm cúng và tiện nghi hơn. Bên cạnh đó chị em nội trợ mỗi người cũng sẽ có sở thích hay có thói quen nâu ăn riêng. Khu vực phòng bếp được thiết kế tối ưu sẽ góp phần khiến chị em hứng thú mỗi khi nấu nướng.
>>> Có thể bạn cũng quan tâm: giá thiết kế nội thất nhà ở
11 lưu ý khi thiết kế nhà bếp
Thiết kế bếp với không gian mở
Nhà bếp không gian mở được thiết kế theo cách mở rộng nối liền với các không gian khác trong nhà như phòng khách hay khoảng không sân vườn. Nhờ đó mà căn phòng bếp luôn có cảm giác thông thoáng, tránh sự bí bách, hạn chế ám mùi thức ăn. Ngoài ra, phòng bếp mở còn giúp tăng diện tích phòng, tạo chiều sâu và dễ dàng mở rộng tầm nhìn tổng thể cho căn nhà. Cuối cùng nhà bếp không gian mở giúp mọi thành viên trong gia đình kết nối, tương tác, trò chuyện với nhau một cách dễ dàng hơn.
Lựa chọn màu sắc phù hợp
Khi thiết kế nội thất cho nhà bếp, việc lựa chọn tông màu chủ đạo là một yếu tố quyết định đến vẻ đẹp thẩm mỹ của căn phòng. Theo đó, màu sắc sử dụng sẽ được quyết định dựa trên phong cách gia chủ theo đuổi cũng như diện tích phòng bếp. Nếu bạn muốn một căn bếp mang lại sự ấm áp, sang trọng thì hãy lựa chọn các tông màu ấm, nhẹ nhàng như màu be, nâu kết hợp với vàng nhạt. Còn các gam màu đơn sắc như đen, trắng, xám cùng các màu xanh navy, xanh lục bảo sẽ khiến không gian trở nên hiện đại, tối tân hơn. Ngoài ra, với những căn bếp có diện tích nhỏ, bạn có thể sử dụng tông màu trắng làm chủ đạo để tạo hiệu ứng đánh lừa thị giác giúp căn phòng có cảm giác rộng rãi hơn.
Việc lựa chọn màu sắc là vấn đề tiên quyết cần lưu ý khi thiết kế nội thất cho nhà bếp. Cách sử dụng màu sắc khác nhau sẽ đem lại cảm xúc cho người nhìn cũng như tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng. Gam màu được sử dụng nhiều hiện nay là các tone màu tối giúp căn bếp che dấu được vết bẩn khi nấu nướng. Mặt khác, các tông màu sáng lại có tác dụng đem lại một không gian rộng rãi, thông thoáng hơn.
Ngoài ra, khi phối màu cho phòng bếp, bạn cũng cần chú ý đến yếu tố phong thủy sao cho hợp mệnh nhằm đem lại tài vận, đảm bảo sức khỏe dồi dào cho các thành viên trong nhà. Theo nguyên tắc ngũ hành các tông màu phù hợp cho người mệnh Kim là màu trắng, bạc, với mệnh mộc là màu xanh lục; mệnh thủy gồm xanh lam, đen, xám; mệnh hỏa có màu hồng, cam đỏ; còn đối với mệnh thổ nên dùng màu nâu, vàng, be.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo một tỷ lệ thiết kế màu sắc hài hòa cũng giúp căn bếp nhà bạn mang tính thẩm mỹ cao hơn. Nguyên tắc vàng khi phối màu trong thiết kế nhà bếp là tỷ lệ 60-30-10 với 60% không gian mang màu sắc chủ đạo, 30% tông màu phụ, 10% màu điểm xuyết thêm tạo điểm nhấn.
Bố trí nguồn ánh sáng khoa học
Hãy ưu tiên bố trí khu vực tủ bếp gần cửa sổ để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên giúp đem lại một không gian nấu nướng sáng sủa, thuận tiện.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại đèn LED hắt gắn với tủ bếp giúp cho khu vực nấu nướng luôn sáng sủa, đảm bảo thuận tiện trong mọi thao tác.
Ngoài ra, tùy theo sở thích mà có thể lắp đặt thêm đèn chùm thả trần hay đèn gắn tường với ánh sáng vàng cho khu vực bàn ghế ăn giúp tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi, gắn kết các thành viên trong gia đình.
Bài trí phòng bếp theo nguyên tắc tam giác
Bố trí đồ dùng, vật dụng trong nhà bếp theo quy tắc tam giác là việc sắp đặt 3 khu vực chính của một căn phòng bếp là bếp nấu, bồn rửa, tủ lạnh ở các vị trí tạo thành một hình tam giác. Tam giác bếp giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, dễ dàng sử dụng các thiết bị khi nấu nướng cũng như thuận tiện hơn khi lấy đồ đạc, vật dụng trong tủ chạn. Một số quy tắc cần lưu ý khi thiết kế tam giác bếp như sau:
- Mỗi cạnh của tam giác nên có độ dài nằm trong khoảng 1.1m-2.6m.
- Tổng chiều dài của 3 cạnh trong tam giác không quá 8m và không ít hơn 4m
- Không có đồ vật nào cắt vào cạnh tam giác lớn hơn 30cm.
- Đảm bảo khoảng không trong tam giác thông thoáng để tiện di chuyển
- Vị trí bếp nấu cách chậu rửa chén bát tối thiểu 60cm.
- 2 bếp cách xa nhau ít nhất là 30cm để tay cầm không đụng nhau.
- Máy rửa chén bát nên đặt tại gần chậu rửa để thuận lợi sử dụng.
Lựa chọn kích thước nội thất phù hợp
Bạn cần đo đạc và tính toán diện tích của phòng bếp để từ đó lựa chọn kích thước đồ nội thất sao cho hợp lý nhằm tránh sự vướng víu khi đi lại cũng như đảm bảo khi sử dụng được thoải mái nhất. Ví dụ, với món vật dụng quan trọng nhất của nội thất phòng bếp là tủ bếp thì thường có chiều sâu 600mm, chiều cao 830-900mm – đây là kích thước phù hợp với chiều cao trung bình của phụ nữ Việt Nam giúp chị em với lấy đồ trên tủ được dễ dàng hơn.
Tạo thêm điểm nhấn với đồ trang trí
Ngoài những vật dụng nội thất cơ bản, bạn có thể sử dụng thêm đồ trang trí giúp tạo thêm điểm nhấn trong căn nhà bếp. Những món đồ trang trí sẽ giúp không gian đẹp mắt hơn, làm nổi bật tổng thể. Một số đồ trang trí bạn có thể sử dụng như tranh treo tường, đèn trần, lọ hoa, cây cảnh, gương, … Tuy nhiên, tùy vào diện tích phòng bếp và bố cục trong phòng mà bạn cần chọn những món đồ phù hợp. Không nên quá lạm dụng đồ trang trí sẽ khiến phòng bếp trông rối mắt, dễ bám bẩn và chật chội hơn.
Chất liệu đồ nội thất phòng bếp
Trong vài năm trước, do điều kiện kinh tế của mọi người thường không quá dư giả nên các chất liệu cho nhà bếp thường là gỗ công nghiệp MDF hay gỗ HDF phủ Acrylic. Tuy nhiên với xu hướng hiện đại đang dần đơn giản hóa mọi thứ, vì thế các chất liệu từ thiên nhiên như gỗ tự nhiên, tre, đá, mây, nứa, … được ưa chuộng hơn cả. Điều này vừa đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ mà lại hạn chế việc phải sửa chữa, cải tạo lại thường xuyên cho căn bếp.
Tạo thêm không gian với bàn đảo bếp
Cách đây vài năm đảo bếp chỉ xuất hiện trong những gia đình có nếp sống theo phong cách Châu Âu. Đến nay việc sử dụng bàn đảo để tạo điểm nhấn và gia tăng tính tiện nghi cho không gian bếp đã trở thành xu hướng thiết kế nhà bếp. Không những thế, thiết kế đảo bếp ngày càng đa dạng, mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn độc đáo hơn. Như: đảo bếp kết hợp bàn ăn, đảo bếp kết hợp quầy bar, đảo bếp tích hợp bồn rửa tay, … Khi bố trí bàn đảo bếp cần lưu ý thiết kế với kích thước phù hợp với diện tích nhà bếp tránh gây vướng víu khi di chuyển. Ngoài ra, cần đặt bàn đảo cách tủ bếp ít nhất 1m để khi mở cửa tủ không gây nên sự bất tiện.
Ưu tiên sử dụng tủ bếp thông minh
Tủ bếp dạng thiết kế thông minh sẽ có các ngăn kéo nhỏ, ngăn xếp bên trong tủ nhằm giúp người sử dụng có thêm không gian để lưu trữ đồ, vật dụng nhà bếp. Từ đó, có thể lưu trữ mọi đồ đạc lỉnh kỉnh gói gọn trong một chiếc tủ giúp căn phòng bếp luôn được gọn gàng, ngăn nắp. Có thể nói xu hướng sử dụng tủ bếp thông minh ngày nay đang dần được ưa chuộng bởi tính đa năng, tiện nghi mà nó mang lại.
Gạch ốp lát cho nhà bếp đảm bảo thẩm mỹ
Khi ốp lát gạch cho nhà bếp, gia chủ có thể lựa chọn ốp gạch cho các khu vực ở sau bếp, dưới mặt tủ, tường bàn bếp, mặp bếp. Do đây là khu vực nấu nướng, dễ bắn dầu mỡ trong quá trình sử dụng, vì vậy nên lựa chọn các loại gạch dễ lau chùi như gạch mosaic kính, đá tự nhiên, gạch sứ, gạch men, … giúp đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Ngoài ra, hãy chọn màu sắc và họa tiết của gạch phù hợp để phối hợp với tủ bếp nhằm tạo một không gian hài hòa, nịnh mắt. Cuối cùng, hãy ưu tiên sử dụng tấm ốp gạch có kích thước lớn bởi chúng sẽ hạn chế các đường mạch gạch. Các đường ron này tăng khả năng bị ngấm nước, tích tụ bụi bẩn vừa gây mất thẩm mỹ mà lại ảnh hưởng đến kết cấu bên trong, dễ bị nứt vỡ, bong tróc.
Ốp sàn nhà bếp
Khi chế biến nguyên liệu thực phẩm, sàn nhà bếp rất dễ dính nước, dễ xảy ra hiện tượng trơn trượt, nếu không cẩn thận có thể gây ra tai nạn cho người sử dụng. Do đó việc ốp sàn cho nhà bếp cũng nên được chú trọng để đảm bảo an toàn. Theo đó, vật liệu được nhiều người sử dụng nhất để lát sàn phòng bếp là gỗ bởi ưu điểm bền, chắc, chịu va đập, chống ẩm, chống trơn trượt tốt. Ngoài ra, các loại gạch men hay nhựa PVC giả gỗ cũng được ửa chuộng nhờ chi phí rẻ mà đa dạng mẫu mã cũng như vẫn đảm bảo khả năng chống ẩm, hạn chế trơn trượt.
70+ mẫu thiết kế nội thất nhà bếp đẹp, hiện đại, vạn người mê
Thiết kế nhà bếp diện tích 10m2 với tủ bếp chữ L
Tủ bếp chữ L được thiết kế nằm trong góc vuông của căn phòng mở ra 2 phía tạo một căn bếp tuy chỉ có diện tích 10m2 nhưng vô cùng thoải mái. Thông thường một dãy sẽ được bố trí bồn rửa bát, bếp nấu cùng phần tủ chạn để bát đĩa. Phần còn lại là các thiết bị nấu nướng, kệ tủ để chén, các vật dụng nhà bếp. Cách bố trí này giúp rút ngắn khoảng cách giữa nơi để đồ nấu, vật dụng đến bếp nấu, đem lại sự thuận tiện khi sử dụng. Bạn có thể sử dụng thêm một chiếc bàn đảo ở giữa trung tâm để có thêm không gian để chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn năng mà lại tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng.
Thiết kế nội thất nhà bếp 15m2 có tủ bếp chữ U
Với căn bếp có diện tích không quá nhỏ 15m2, việc thiết kế tủ bếp có 3 dãy được sắp xếp tạo thành 2 góc vuông giống hình chữ U sẽ giúp tận dụng tối đa không gian. Khu vực sơ chế được tách rời thành 1 dãy giúp người sử dụng có không gian thoải mái để chuẩn bị những bữa ăn cho gia đình. Cùng với đó là dãy đặt bếp nấu và khu vực tủ đựng chén bát hỗ trợ người nấu lấy đồ ngay khi cần. Ngoài ra, để tránh vướng víu khi di chuyển, hãy bố trí bàn ghế ăn bên cạnh dãy bếp ngoài đem lại một căn bếp hoàn chỉnh, ấm áp.
Bố trí nội thất phòng bếp 12m2 với tủ bếp chữ I
Tủ bếp chữ I là một kiểu tủ được nhiều gia chủ ưa thích nhờ thiết kế đơn giản đem đến một không gian nhà bếp tinh tế, hiện đại. Đây là mẫu tủ đặc biệt phù hợp với các căn bếp trong nhà ống dài sâu về phía sau. Tất cả các khu vực chức năng của phòng bếp được sắp đặt liền nhau tạo thành một dãy ở sát tường đem đến không gian di chuyển rộng rãi nhất. Ngoài ra, để lấp đầy khoảng trống, gia chủ nên bố trí thêm các món đồ như bàn ghế ăn, bàn đảo bếp, quầy bar trang trí tạo thêm điểm nhấn cho căn nhà bếp của mình.
Nội thất nhà bếp 20m2 có tủ bếp song song
Tủ bếp song song là mẫu tủ bếp có thiết kế hai bên độc lập đối diện nhau với một dãy là bồn rửa, bếp nấu, phần bên kia làm nơi đặt tủ chạn, tủ lạnh, lò nướng. Ở giữa tạo thành một lối đi giúp thuận lợi cho việc đi lại trong gian bếp. Với căn bếp 20m2 rộng rãi, gia chủ có thể tùy theo sở thích mà thiết kế thêm một phần kệ trang trí nối liền với những chai rượu cổ, tượng, đĩa lưu niệm, …
Thiết kế nội thất phòng bếp 25m2 với tủ bếp chữ G
Để tận dụng không gian rộng rãi của một căn bếp lớn 25m2, tủ bếp chữ G chắc chắn là một lựa chọn bạn cần lưu tâm. Đây là mẫu tủ biến thể của tủ bếp dạng chữ U với phần đảo bếp hoặc quầy bar được nối liền với phần tủ tạo thành hình chữ G. Người dùng sẽ được ở trong một không gian tập trung hoàn toàn vào việc nấu nướng nhờ việc bố trí gói gọn mọi chức năng của nhà bếp vào một chỗ. Các góc chết trong phòng được tận dụng một cách tối đa, đem lại một thiết kế nhà bếp liền mạch, mang tính thẩm mỹ cao.
Các phong cách thiết kế nội thất phòng bếp nổi bật
Nội thất nhà bếp phong cách hiện đại
Một căn nhà bếp được thiết kế theo xu hướng hiện đại thường mang lại sự đơn giản, các món đồ nội thất thường không có các họa tiết hoa văn rườm rà, cầu kỳ mà chỉ sử dụng những khối hình học cơ bản. Tiêu biểu trong đó là bàn ăn, tủ bếp hình vuông và hình chữ nhật với bề mặt nhẵn, không khắc viền, liền mạch.
Ngoài ra, các tông màu đơn sắc, trung tính được ưu tiên gồm màu trắng, màu be, màu ghi, … đặc biệt có tác dụng mở rộng không gian cũng như tránh cảm giác bị lỗi thời sau nhiều năm sử dụng.
Cuối cùng, trong một căn bếp hiện đại, bạn hãy thoải mái thiết kế với không gian mở với một căn phòng không vách ngăn, nối liền phòng bếp với phòng khách hoặc ban công, sân vườn. Điều này giúp mang đến một không gian thoáng đãng, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng cũng như tạo sự gắn kết, hòa mình với thiên nhiên.
Trang trí nội thất nhà bếp phong cách cổ điển
Không gian nội thất nhà bếp được thiết kế theo phong cách cổ điển hướng đến việc sử dụng các hoa văn, họa tiết uốn lượn, mềm mại, được chạm khắc tinh xảo trên các đường gờ tường, bàn ghế, cánh cửa tủ, nhằm tạo nên điểm nhấn tôn lên vẻ đẹp truyền thống, trang nhã, quý phái.
Bên cạnh đó, nhà bếp cổ điển chú trọng vào các tông màu nhẹ nhàng như màu nâu, vàng nhạt, be giúp đem lại một căn phòng vừa ấm ấp lại có cảm giác thanh tao, nhã nhặn.
Ngoài ra, các món đồ trang trí đặc trưng không thể thiếu là đèn chùm pha lê, đèn gắn tường, chân nến kiểu cổ điển, … tạo nên một không gian quyền quý, đẳng cấp như trong các cung điện của vua chúa.
Nội thất phòng bếp theo phong cách tân cổ điển
Các gia đình yêu thích một căn nhà bếp mang lại sự sang trọng, đẳng cấp mà vẫn toát lên được cá tính, sự trẻ trung thì phong cách tân cổ điển là một lựa chọn hoàn hảo. Theo đó, phong cách này lược bớt các hoa văn rườm rà, cầu kỳ, thay vào đó là ưu tiên điểm xuyết bằng các chi tiết mang hình khối đơn giản được mạ vàng, mạ bạc sáng bóng. Những đặc trưng này đem đến các mẫu tủ bếp có vẻ đẹp tinh tế, trang nhã mà vẫn đảm bảo đầy đủ công năng, tiện nghi, phù hợp với thời đại.
Bên cạnh đó, gỗ là một chất liệu chuyên được sử dụng bởi chỉ có gỗ mới có thể mang lại nét đẹp quý phái, đẳng cấp và độ bền vượt thời gian cho các căn phòng tân cổ điển.
Theo đó khi kết hợp các tông màu sáng như trắng, vàng, be làm màu sơn tường với các đường vân của các loại gỗ quý như gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ hương, trên bàn ghế, kệ tủ … không gian phòng bếp chắc chắn sẽ trở nên sang trọng, quyền quý mà vẫn vô cùng đơn giản, toát lên được cá tính của gia chủ.
Bảng giá thi công nội thất nhà bếp tại Chí Lực Group
Hiện nay, nhu cầu thi công nội thất nhà bếp của những gia đình là rất phong phú. Để có được một bảng báo chi phí chi tiết, đơn vị thi công cần có thông số kỹ thuật chuẩn xác như bản vẽ, kích cỡ căn nhà chi tiết, vật liệu cho từng mặt hàng, sản phẩm đi kèm, các hạng mục, …
Nhằm giúp khách hàng có cái nhìn toàn diện nhất về chi phí, chúng tôi xin gửi tới bạn bảng giá ước tính kinh phí của một dự án thi công nội thất nhà bếp mà bọn tôi đã thực hiện đầu nằm 2022. Bảng chi phí sau đây là nền tảng để bạn có khả năng lên kế hoạch kinh phí dự trù.
A. PHÒNG BẾP | ||||||||
1 | Sơn tường | Sơn hoàn thiện 1 lớp lót 2 lớp màu sơn Dulux | m2 | 9,275 | 104.000 | 964.600 | ||
2 | Tủ bếp dưới | Gỗ MDF chống ẩm an cường, mặt phủ melamin màu theo phối cảnh | 2200x600x860 | md | 2,2 | 3.456.000 | 7.603.200 | |
3 | Tủ bếp trên | Gỗ MDF chống ẩm an cường, mặt phủ melamin màu theo phối cảnh | 2200x350x800 | md | 2,2 | 3.409.920 | 7.501.824 | |
4 | Đá bếp | Đá nhân tạo mã màu theo phối cảnh | 2200x620 | md | 2,2 | 1.200.000 | 2.640.000 | |
5 | Kính bếp | Kính cường lực 8mm sơn màu theo phối cảnh | 2200x600 | md | 2,2 | 950.000 | 2.090.000 | |
6 | Khoang tủ lạnh | Gỗ MDF chống ẩm an cường, mặt phủ melamin màu theo phối cảnh | 720x600x2650 | m2 | 1,9 | m2 | 0,90 | Không gian nhỏ có thể không cần. |
20.799.624 |
Nếu bạn cần thiết kế và thi công nội thất nhà bếp đẹp, hiện đại, bắt kịp xu hướng hiện nay thì hãy tin tưởng lựa chọn Chí Lực Group. Để được tư vấn chi tiết hơn, mời bạn liên hệ với chúng tôi qua hotline: 090 939 6232.
Để được tư vấn về thiết kế và thi công nội thất nhà ở, vui lòng liên hệ với Chí Lực Group tại:
Hotline: 0909396232 Email: CHILUCGROUP@GMAIL.COM
Follow Chí Lực Group để cập nhật những thông tin và xu hướng mới nhất:
Facebook: https://www.facebook.com/chilucgroup/
Instagram: https://www.instagram.com/chilucgroup.com/
ID Bài viết: 22JT06